Thành công của U23 Indonesia: Chất lượng từ chiến dịch dài hạn

Home » Thành công của U23 Indonesia: Chất lượng từ chiến dịch dài hạn

Những gì mà U23 Indonesia đã thể hiện xứng đáng để các đội bóng trong khu vực học tập về cách làm bóng đá. Họ đã không tiếc tiền và công sức để thu về thành quả rất lớn trong lần đầu tiên tham dự giải đấu cao nhất cho lứa trẻ. Để làm được điều này có sự đóng góp rất lớn của HLV Shin Tae Yong – người đang kiêm nhiệm rất nhiều chức vụ của các đội tuyển nước này.

U23 Indonesia

Sau 6 năm kể từ thành công vang dội của lứa U23 Việt Nam, thời điểm Công Phượng, Quang Hải đã tạo nên cơn địa chấn của bóng đá châu Á. U23 Indonesia cũng đang thực hiện được điều tương tự, dù phải dừng bước ở bán kết nhưng họ đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá thanh niên. Và thật trùng hợp khi những kỳ tích của bóng đá Đông Nam Á được tạo nên bởi các ông thầy người Hàn Quốc.

Còn nhớ, năm 2019, ông Shin được bổ nhiệm làm HLV trưởng ĐTQG, nhưng nhiệm vụ của ông kiêm thêm cố vấn cho các cấp trẻ và lớn hơn rất nhiều so với người đồng hương lúc đó. Dĩ nhiên, số tiền mà cựu thuyền trưởng Hàn Quốc nhận lại cũng lên đến 123 nghìn USD cho một tháng làm việc.

Với triết lý bóng đá cũng như sự tập trung về nguồn lực, ông đã đào tạo và trình làng lứa cầu thủ rất chất lượng ở giải đấu lần này. Kế hoạch dài hơi của ông được thực hiện “vắt” qua hai đời chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia. Thậm chí, đã từng có thời điểm ông phải chịu rất nhiều áp lực khi việc cải tiến không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi, ít nhất là sau khi người hâm mộ chứng kiến thế hệ vàng của mình thi đấu trước các ông lớn của bóng đá châu Á. Kỳ tích mà đội bóng này tạo ra rõ ràng đến từ sự đầu tư cả về công sức lẫn tiền bạc để đổi lại trái ngọt. Dù có hơi muộn nhưng vô cùng xứng đáng.

Trước khi thành công đến, các cầu thủ trẻ của Indonesia đã được du đấu châu Âu rất nhiều lần. Đặc biệt, lứa siêu sao chuẩn bị cho U20 World Cup 2023 liên tục được bổ sung và đào tạo theo giáo trình đặc biệt.

Theo thống kê từ các web cược trực tuyến, ông Shin đã cùng học trò tập ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và có tới 11 trận giao hữu khác nhau. Khoản chi phí cho các đợt tập huấn kể trên chắc chắn không nhỏ nhưng không được công bố trên truyền thông. Dù vậy, chúng ta cũng phải công nhận độ chịu chi của người đứng đầu Liên đoàn bóng đá Indonesia để nâng tầm bóng đá trong nước.

Quan trọng nhất, khía cạnh thành công của bóng đá xứ Vạn Đảo không không nhắc tới việc nhập tịch. Trong đội hình ra sân ở các trận đấu VCK, họ có tới 4 cái tên thi đấu ở những vị trí quan trọng, bao gồm Rafael Struick, Ivar Jenner, Justin Hubner và Nathan Tjoe-A-On.

U23 Indonesia

Các cầu thủ kể trên đều có quốc tịch Indonesia và thi đấu ở nước ngoài. Họ chơi bóng cho các CLB tại Hà Lan và các quốc gia khác. Dĩ nhiên, xét về trình độ, họ được đào tạo ở môi trường bóng đá đỉnh cao, chuyên môn cũng phần nào đó hơn so với mặt bằng chung ở trong nước.

Sự có mặt của những cầu thủ này phần lớn nhờ nỗ lực, kỳ công của ông Shin cùng đội ngũ trợ lý. Theo quan sát từ các nhà cái hàng đầu Việt Nam thì vị chiến lược gia người Hàn Quốc rất chịu khó sang châu Âu xem dò các cầu thủ nhập tịch. Dẫu vậy, có một điều mà bóng đá nước này đang gặp phải đó là việc không có ngân sách cho cầu thủ nhập tịch. Đây là chia sẻ từ cựu thành viên Ủy ban điều hành bóng đá Indonesia.

Tuy nhiên, với cá nhân HLV Shin ông không nghĩ điều đó sẽ trở thành chướng ngại khi gọi về các ngôi sao đang thi đấu ở châu Âu. Ông đã từng nói rằng biết cách tạo nên động lực để các cầu thủ chơi bóng hết mình.

Quả thật, sau 4 năm làm việc, dù ông chưa có chức vô địch nào nhưng HLV Shin đã làm nên lịch sử với lứa cầu thủ vàng của bóng đá Indonesia. Người hâm mộ đang đặt niềm tin rất lớn tập thể này sẽ làm nên nhiều chiến tích nữa trong tương lai gần, đặt biệt ở kỳ AFF và SEA Games tới đây.